Nền mỹ thuật tôn giáo

 

Về cơ bản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ, đôi khi có mối liên hệ với hiện tại và những đức tin tôn giáo liên quan với tương lai. Nhiều nền văn hóa dựa vào sự thờ cúng tổ tiên của một ai đó và tạo nên một sự chuyển tiếp giữa tôn giáo và sự ghi chép lại quá khứ. Vào thời La Mã cổ đại, sự thờ cúng tổ tiên dùng như mục đích phả hệ và như thế được hòa vào những mục đích nghệ thuật về tôn giáo và lịch sử. Với kết cục này, những họa sĩ La Mã sáng tạo những mặt nạ người chết bằng sáp mà họ sao chép lại ở tác phẩm điêu khắc bằng đá hoa cương.

Tác phẩm điêu khắc trên đá hoa cương với tựa đề Nhà Quý tộc La Mã với Hai tượng bán thân tổ tiên thuộc thế kỷ thứ nhất sau C.N là một tác phẩm nghệ thuật. Cái đầu của nhà quý tộc La Mã là một sự thay thế sau này nhưng hai tượng bán thân là bản gốc. Chúng được khắc chạm như những cái đầu sống động, mặc dù được tách rời khỏi thân và tượng trưng cho những thành viên đã qua đời thuộc dòng họ của nhà quý tộc. Bằng sự mô tả như con rồng, những cái đầu này tạo thành một sự chuyển tiếp giữa sống và chết, và cũng nhắc nhở những hậu duệ nhớ lại gia phải của họ.

Vương cung Thánh đường Amiens, quang cảnh của gian giữa giáo đường nhìn về hướng tây (kiến trúc sư Robert de Luzarches), khởi công năm 1220. Amiens, Pháp.
Nhà quý tộc La Mã với hai tượng bán thân của tổ tiên, thế kỷ thứ I sau CN. Đá hoa cương, cao 1,65m Palazzo dei Conservatori, Rome.

Kiến trúc tôn giáo tạo nên một sự chuyển tiếp liên hệ, đặc biệt khi tôn giáo đang được bàn đến bao gồm một đức tin ở một kiếp vị lai. Những vương cung thánh đường kiểu Gothic của Tây Âu thể hiện đỉnh cao của kiến trúc Thiên Chúa giáo từ cuối thế kỷ 12 xuyên suốt đến thế kỷ 16 (tùy thuộc vào khu vực). Ở Vương cung Thánh đường ở Chartres (Pháp), bắt đầu vào khoảng năm 1140 – 1150, chúng ta bị ấn tượng bởi những tháp chuông cao vút và những chóp nhọn. Trong trường hợp này, sự thẳng đứng của mặt tiền là biểu tượng: đề cập đến đức tin cho rằng cõi thiên đàng ở trên cao và nó phản ánh sự khát khao của tín đồ đạt được sự cứu rỗi sau khi chết.

Chiều thẳng đứng cũng biểu thị đặc điểm bên trong của các thánh đường kiểu Gothic, chúng truyền đạt cùng một thông điệp. Theo đúng nghĩa, những tòa nhà là những biểu tượng bằng đá và thuỷ tinh. Hình 1 trình bày bên trong của giáo đường Amiens ở vùng bắc nước Pháp, bắt đầu xây dựng khoảng năm 1220, không lâu sau giáo đường Chartres. Ở ảnh minh họa này, chúng ta đang đứng quay lưng về phía cổng vào ở phía tây, nhìn thẳng vào mái vòng cung ở cuối phía Tây của công trình kiến trúc. Ở đây chúng ta có thể trông thấy kích thước vĩ đại của những trụ đỡ các vòng cung nhọn dẫn tầm nhìn của chúng ta ngước lên, hướng đến những mái vòm của trần nhà. Cái cảm giác về chiều cao đáng sợ, và với nó, ý niệm cao quý của đức tin đã đạt được.

Vương cung Thánh đường Chartres, mặt tiền hướng tây, khoảng 1140-50. Chartres, Pháp.
Những phép lạ của Đức Mẹ Đồng Trinh, Thánh đường Chartres, khoảng năm 1220. Kính mờ. Chartres, Pháp.

Hầu hết những thánh đường kiểu Gothic được hiến dâng cho Đức Mẹ Đồng Trinh – người được tin là đứng trung gian với đấng Christ nhân danh nhân loại. Ở Chartres, Đức Mẹ đặc biệt được tôn kính, do bởi thánh đường có một di tích là chiếc áo dài có dây thắt lưng của bà. Ý nghĩa  quan trọng của bà được phản ánh ở những ô cửa sổ kính mờ đục mô tả hình ảnh của bà bằng bạc trên bàn thờ chính của giáo đường (hình 2). Việc mô tả cảnh người ta đến dâng lễ vật cho bà là để khuyến khích tín đồ dâng cúng tiền bạc cho nhà thờ. Như vậy hình ảnh này có mục đích đề cao Đức Mẹ Đồng Trinh cho thấy mối quan hệ gần gũi của bà với quần chúng và để gia tăng ngân quỹ cho những công trình xây dựng sau này.

Sự chuyển tiếp không chỉ giữa sự sống và chết giữa thiêng liêng và đạo đức mà còn là giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, là nét đặc trưng của tính cách sử dụng hình ảnh tôn giáo. Trong trường hợp, Đức Mẹ Đồng Trinh, vai trò chính của bà ở chuyện kể của Thiên Chúa giáo góp phần một cách tích cực ở những sự chuyển tiếp như thế. Ví dụ như trên mặt tiền của cổng ra vào thuộc tu viện dòng Carthusia thế kỷ 14, ở Champmol gần Dijon, nước Pháp,  điêu khắc gia Claus Sluter (hoạt động 1379 – 1406) mô tả mối liên hệ của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria với con người, cũng như tình yêu thương của người mẹ đối với đấng Christ.

Claus Sluter, cổng lớn của giáo đường Chartres de Champmol, 1385 – 93. Dijon, Pháp.
Bên trong nhà thờ Đức bà Paris (trước khi bị cháy một phần vào năm 2019)

Sluter khắc chạm hình Philip Dũng cảm và vợ của ông là Margaret xứ Flanders, như thể họ đang được giới thiệu với Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng (Christ) bởi những vị thánh đỡ đầu – John Tẩy giả và Catherine xứ Siena (hình 3). Phong cách sử dụng hình ảnh này khiến những người hiến tặng hay tài trợ đều được bao gồm trong tác phẩm mà họ cung cấp tài chính, đã trở nên nổi tiến ớ châu âu từ cuối thời kỳ Trung cổ. Họ được bố trí ở cổng ra vào của công trình kiến trúc. Nó sẽ là một nghĩa trang cũng như là một nơi thờ phượng, liên kết họ với hình ảnh những nhân vật thiêng liêng. Tất cả đều là những vì vua: Philip Dũng cảm và Margaret cai trị thế gian trong lúc Mẹ Maria và Chúa cai trị trên cõi trời. Sự tách biệt thuộc về thế tục và không gian giữa hai cặp những nhân vật cai trị và lãnh thổ của họ như thế được kết nối bởi những hình ảnh. Nó cũng bao hàm rằng, qua lòng mộ đạo và sự bố thí cao cả của mình, Philip và Margaret sẽ được tướng thưởng trên cõi trời.

Laurie Schneider Adams

     Trần Văn Huân (dịch)